Tòa tháp Thượng Hải giữ 3 kỷ lục Guinness: Là nơi có thang máy tải khách có tốc độ nhanh nhất thế giới, thang máy cao nhất thế giới trong một tòa nhà và thang máy hai tầng nhanh nhất thế giới.
Tòa tháp này trước đó đã được biết đến là tháp xoắn cao nhất thế giới và hiện đang giữ vị trí là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới.
Ảnh: Travelandleisure
Với chiều cao lên tới 623 mét, nên việc trang bị thang máy nhanh như vậy cũng là điều dễ hiểu để đảm bảo việc di chuyển thuận tiện trong tòa nhà.
Đây là chiếc thang máy được Mitsubishi Electric thiết kế, có thể đạt tốc độ 20,5 mét/s, nhanh hơn cả vận động viên điền kinh Usain Bolt (khoảng 12,2 mét/s), nhưng vẫn chậm hơn so với loài báo gêpa.
Tuy nhiên, để có thể đạt tốc độ tối đa này, nhân viên kỹ thuật của Mitsubishi cần phải có mặt để nhấn một nút màu đỏ tượng trưng và kích hoạt thang máy sang chế độ đẩy với tốc độ siêu ánh sáng.
Tòa tháp trung tâm tài chính CTF Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Chow Tai Fook Enterprises Ltd
Kỷ lục thang máy nhanh nhất thế giới trước đó thuộc về thang máy được công ty Nhật Bản Hitachi thiết kể tại Tòa tháp Trung tâm Tài Chính CTF Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc, với tốc độ 20 mét/giây.
Liệu có vận tốc giới hạn cho thang máy?
Mặc dù thang máy trong các tòa nhà có thể tiếp tục đạt tới tốc độ ngày càng nhanh hơn, tuy nhiên một kỹ sư chuyên về thang máy tin rằng tốc độ tới hạn mà thang máy có thể chạm ngưỡng là khoảng 24 mét/giây.
Điều này là bởi vì những người trong khoang thang máy có tốc độ di chuyển nhanh hơn giới hạn này sẽ không có đủ thời gian thích ứng với áp suất không khí ở tầng cao hơn, bởi toàn bộ tòa nhà cũng cần phải được điều áp như máy bay mới có thể đạt được tốc độ cao hơn.
Kỷ lục thang máy nhanh nhất thế giới có thể không được giữ lâu
Hiện không chỉ Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề làm sao để di chuyển người nhanh nhất có thể trong các tòa nhà ngày càng cao hơn bao giờ hết.
Sắp tới đây, một tòa nhà đúng nghĩa chọc trời với chiều cao lên tới 1000m, có tên gọi Jeddah Tower ở Saudi Arabia, sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới sau khi hoàn thành vào năm 2019. Một tòa nhà có chiều cao như vậy đương nhiên sẽ cần một thang máy đặc biệt nhanh.
Và để đáp ứng thách thức này, nhà sản xuất Kone đã phát triển một loại thang máy siêu nhẹ “ultrarope”, sử dụng loại sợi cáp carbon đủ chắc để cung cấp đủ lực nâng bởi chiều dài cáp hơn 1000m, mà trước đó chiều dài tối đa có thể cho cáp nâng chỉ là 500 mét.
Theo Kone, chỉ cầm giảm được một phần ba trọng lượng của dây cáp nâng truyền thống, thang máy đã có thể đạt đến tốc độ siêu nhanh.
Hiện tại, tòa tháp Thượng Hải đại diện cho đỉnh cao về tốc độ thang máy. Tuy nhiên, với số lượng các tòa nhà chọc trời đang được xây dựng trên khắp thế giới, đừng ngạc nhiên nếu kỷ lục đó sớm bị phá vỡ.