20 Th10 2019
bên trong hố thang máy Việt Tiến

Xây dựng hố thang máy tiêu chuẩn và chống thấm PIT

Hố thang máy là gì?

Hố thang máy (Shaft Elevator) được hiểu là một trục thẳng đứng của tòa nhà, chứa không gian mà bên trong nó, một thiết bị nâng có thể được di chuyển cả chiều lên và xuống. Bên trong trục hố thang máy (Hoistway) thường bao gồm: đáy giếng thang (PIT), các đà sàn và đà trung gian nằm ngang neo ray dẫn hướng, vách tường bọc chung quanh, phòng đặt máy kéo và tủ điều khiển trung tâm (đối với thang có phòng máy), đỉnh giếng thang với móc treo palant phục vụ công tác lắp đặt thang máy và sửa chữa về sau. Việc xây dựng hố thang máy là một vấn đề quan trọng trong việc lắp đặt thang máy, vì nó đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy của thang máy lúc được vận hành.

Tìm hiểu thêm: Cấu tạo hố thang máy tiêu chuẩn

Tại sao phải tính toán và xây dựng  hố thang máy , cầu thang bộ đầu tiên khi bắt đầu xây dựng tòa nhà?

Bởi vì, trong hầu hết các trường hợp, cầu thang bộ và thang máy tòa nhà cao tầng là một phần cơ bản của cấu trúc hỗ trợ của các tầng và để đảm bảo khả năng chịu lực của móng beton và độ ổn định của cả tòa nhà. Có thể xem lõi trung tâm của tòa nhà chính là trục hố thang máy, cầu thang bộ vừa là công cụ để di chuyển mà cũng là đường dẫn không khí thông thoáng, thoát hiểm khi hỏa hoạn cho cả tòa nhà. Ngoài ra, các trục này còn có vai trò giằng ngang liên quan đến độ ổn định tải trọng từ bên ngoài tòa nhà như lực gió, hoặc các dao động địa chấn như động đất….

Do đó, trước khi đổ beton móng tòa nhà, kiến trúc sư thường ưu tiên thiết kế lõi trục hố thang máy, cầu thang bộ và tính toán khả năng chịu lực tối đa để ép cọc beton phù hợp với tải trọng yêu cầu. Trong một số trường hợp, hố thang máy vẫn có thể lắp đặt bằng khung thép, tuy nhiên phần đáy giếng thang (PIT) vẫn phải được đào sâu và đỗ beton thép  với kích thước quy định tùy theo tải trọng và tốc độ thang máy được thiết kế.

hình động hố thang máy

Vật liệu được sử dụng trong xây dựng hố thang máy

Các vật liệu được dùng trong xây dựng hố thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chiều cao của tòa nhà, tải trọng của thang máy và mục đích sử dụng của thang máy. Thông thường, vách hố thang được xây dựng bằng các vật liệu như bê tông cốt thép, cột đà thép tiền chế kết hợp tường gạch xây.

Bê tông cốt thép là một lựa chọn phổ biến cho xây dựng hố thang máy tiêu chuẩn vì khả năng chịu tải và độ bền của nó. Các cột đà bê tông thường được đúc tại chỗ hoặc đúc sẵn và được gia cố bằng các thanh thép hoặc lưới thép. Độ dày của đà, tường gạch xây phụ thuộc vào chiều cao của tòa nhà và tải trọng thang máy. Nói chung, các cột đà và tường dày ít nhất 10 cm khi hoàn thiện. Tường gạch xây có khả năng chống cháy và cách âm tốt nhưng giá thành cao hơn so với các vật liệu nhẹ khác.

Kết cấu thép tiền chế cũng thường được sử dụng để lắp hố thang. Cột và đà giằng giữ ray cabin và đối trọng được đúc sẵn và liên kết, ghéo nối bằng bulong. Khung hố thang máy bằng thép mang lại một số lợi thế, bao gồm thời gian xây dựng nhanh hơn, thiết kế linh hoạt hơn và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, hố thang máy khung thép được yêu cầu kiểm tra nhiều hơn hố thang bê tông vì chúng có khả năng chống cháy và nước kém hơn.

Kích thước hố thang máy phụ thuộc yếu tố gì?

Kích thước hố thang máy phải xây dựng phụ thuộc vào kích thước cabin thang máy với công suất và tải trọng cần thiết để lưu chuyển mọi người trong tòa nhà. Ví dụ, một tòa nhà văn phòng sẽ yêu cầu cabin thang máy rộng hơn so với thang máy hộ gia đình để cho một nhóm lớn người vào và ra có trật tự.

Sau khi đã xác định vị trí xây dựng hố thang máy, bạn cần phải quan tâm các vấn đề như sau:

  • Bạn đang thiết kế một tòa nhà văn phòng hay tòa nhà chung cư?
  • Có bao nhiêu thang máy cần thiết để đáp ứng công năng vận chuyển hành khách cho 2 trường hợp trên?
  • Nếu bạn yêu cầu vận chuyển 1000 người trong suốt 1 ngày, bạn cần bao nhiêu thang máy?
  • Tòa nhà của bạn có cần thang máy dịch vụ hay thang máy tải hàng hay không?
  • Bạn sẽ sử dụng thang máy có phòng máy hay không phòng máy?

Từ đó, Thang máy Việt Tiến đưa ra kích thước hố thang máy dựa trên một số yếu tố bao gồm:

  • Sức chứa.
  • Số lượng hành khách dự kiến.
  • Tốc độ,
  • Số lượng thang máy.
  • Bố trí mặt bằng sàn của kiến trúc sư.
Thông số hố thang máy tải khách có phòng máy

Thông số hố thang máy tải khách có phòng máy

Tìm hiểu thêm: Kích thước các loại thang máy

PIT thang máy- Đáy giếng thang

PIT thang máy là phần cuối cùng của trục thang máy. Phạm vi của nó tính từ mặt sàn bằng tầng của điểm dừng cuối cùng đến đáy beton của giếng thang. Khu vực PIT thang máy bao gồm bộ giảm chấn cao su hoặc lò xo, các giới hạn điện chống vượt vị trí an toàn, và bộ hãm cơ khí liên động chống vượt tốc độ định mức cho phép (Governor). Trong đó, bộ đệm giảm chấn cho thang máy là một thiết bị được thiết kế trong trường hợp khẩn cấp, sẽ ngăn chặn và tiêu tán  động năng khi cabin hoặc đối trọng thang máy có tốc độ vượt quá định mức, vi phạm giới hạn cho phép ở điểm dừng cuối của giếng thang.

Độ sâu PIT thang máy có tiêu chuẩn từ 1400 đến 1600 mm tùy theo tốc độ của thang máy tải khách (1m/s đến 2m/s). Đối với thang máy gia đinh có tải trọng nhỏ và tốc độ thấp từ 0,25 đến 0,5 m/s thì độ sâu PIT chỉ cần khoảng từ 500 đến 800 mm.

Lưu ý: Sàn đáy hố PIT phải có móng chịu lực tùy theo tải trọng thang và được chống thấm tuyệt đối. Các vách thành hố PIT phải được đúc beton có lưới thép chống sạt lở.

Các lưu ý khi xây dựng hố PIT thang máy

Theo tiêu chuẩn TCVN 6395: 2008 đối với THANG MÁY ĐIỆN- YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT có quy định rất chặt chẽ về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hạng mục công trình:

  • Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu lực tác dụng của ray dẫn hướng. Trừ các ray dẫn hướng kiểu treo khối lượng tính bằng kilogam của các ray dẫn hướng công với phản lực,tính bằng Newton tại thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn.
  • Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu lực tác dụng của thiết bị giảm chấn, cabin.
Xây dựng móng hố PIT thang máy

Xây dựng móng hố PIT thang máy

Trong trương hợp đặc biệt phải bố trí hố PIT phía trên khoảng không gian (PIT treo) có thể có người qua lại, thì phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Sàn hố PIT phải chịu được tải trọng không nhỏ hơn 500 Kg / m2 .
  • Phải có một cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng. Hoặc không phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.
  • Hố PIT phải có đường lên xuống an toàn nếu sâu hơn 1000 mm ( các quai sắt chôn trong tường, thang tay cố định, bậc xây..) bố trí ở lối vào cửa tầng, không gây cản trở chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng.
  • Độ sâu của hố thang phải thích hợp, sao cho khi cabin đặt vị trí thấp nhất có thể ( khi giảm chấn đã bị nén hết) thì phải đáp ứng yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các yếu tố an toàn.

Biện pháp thi công chống thấm hố PIT

Nguyên nhân:

  • Rò rỉ nước từ các vết nứt, các điểm đà giằng, đường ống và sàn nhà, v.v …
  • Mực nước ngầm cao, áp lực âm lên nền bê tông, hỏng hoặc thiếu các mối nối.

Giải pháp chống thấm PIT hiệu quả

Để đề phòng nguy cơ bị nước xâm nhập, đặc biệt vào mùa mưa sẽ tăng áp lực lên mạch nước ngầm, thì giải pháp để tiết kiệm chi phí và đáng tin cậy nhất đòi hỏi hố thang máy phải có nền móng độc lập.

Có hai cách tiếp cận chung để quản lý nước ngầm: loại bỏ nước ở bên ngoài (khử nước vĩnh viễn) hoặc cung cấp một rào cản chống thấm ( tức là màng chống thấm). Có 2 giải pháp để ngăn ngừa thấm hố thang máy như sau:

  1. Chống thấm hố thang máy dùng màng chống thấm: Cần phải tiến hành ngay từ lúc đổ beton lót hoàn thanh hố PIT bằng cách quét một lớp Primer cho toàn bộ khu vực hố thang máy. Sau đó, cán một lớp vữa bảo vệ lớp màng chống thấm vừa trải. Chờ vữa khô rồi khâu ghép cốp pha đổ bê tông hố Pit. Sau khi tháo cốp pha, quét thêm một lớp chống thấm Primer hoàn thiện.
  2. Chống thấm hố thang máy bằng phương pháp phun thẩm thấu: Đây là giải pháp phải thực hiện khi hiện tượng thấm xảy ra sau khi đã hoàn thiện hố PIT ( không thể áp dụng giải pháp 1). Đầu tiên là vệ sinh toàn bộ bế mặt hố thang và trát lại lớp vữa mới. Phun nước tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng không được đọng nước. Tiến hành trộn hỗn hợp chông thấm theo tỉ lệ quy định và phun chúng lên toàn bộ bềm mặt dày từ 2 đến 3 mm. Sau khoảng 4-6 giờ thì tiếp tục phun lớp thứ 2 và tráng lớp vữa bảo vệ hoàn thiện.
Hố PIT thang máy bị thấm

Hố PIT thang máy bị thấm

Overhead thang máy (OH)

  • Overhead thang máy là thuật ngữ nói về khoảng không gian được chỉ định tính từ mặt sàn của điểm dừng trên cùng đến đà và sàn beton đặt máy kéo ( đối với thang có phòng máy). Riêng đối với thang không phòng máy, thì tầng Overhead còn bao gồm khu vực đặt máy kéo đến đỉnh móc treo Palant.
  • Tại khu vực Overhead luôn được lắp đặt các giới hạn an toàn điện như bên dưới hố PIT để chống tình trạng vượt vị trí sàn bằng tầng cho phép
  • Chiều cao đỉnh giếng thang OH (thang có phòng máy, máy kéo có hộp số)) có phạm vi trong khoảng trung bình từ 4200 đến 4500 mm tùy thuộc vào tải trọng và tốc độ ( 1 m/s đến 2 m/s). Phạm vi an toàn này còn giúp thang chuyển động và dừng ở tầng trên cùng êm tương đương như các tầng bên dưới, vì đây là vị trí phòng thang cabin ở gần máy kéo nhất dễ bị rung động lan truyền của cáp từ các pully dẫn hướng.
  • Riêng đối với thang không phòng máy (máy kéo không hộp số) vì tòa nhà bị giới chiêu cao, thì tầng OH (đã bao gồm khu vực đặt máy) có chiều cao từ 4200 đến 4800 mm.
Overhead thang máy

Overhead thang máy

Phòng máy

  • Phòng máy (Machine Room) thường được đặt ở vị trí tầng thượng hoặc tầng kế tiếp của điểm dừng thang máy trên cùng. Không gian phòng máy chứa hệ thống máy kéo, bộ hãm vượt tốc Governor và tủ điện điều khiển trung tâm. Trong một số trường hợp bị không chế chiều cao, phòng máy được đặt  ở mặt bên hố thang máy của tầng OH hoặc ở tầng dưới cùng nhờ hệ thống thống pully dẫn hướng phụ trợ. Tại đỉnh phòng máy tiêu chuẩn luôn được xây dựng đà beton kèm móc treo PALANT ở vị trí của tâm cabin, phục vụ cho công tác lắp đặt và sửa chữa, nâng cấp thang máy về sau này.
  • Phòng máy phải được xây dựng chống dột, thông thoáng nhờ các lổ thông gió hoặc quạt phụ trợ. Phòng máy có chiều cao tối thiểu 1800 mm để không phải chạm đầu nhân viên vận hành. Phòng máy phải có cửa và khóa an toàn ngăn chặn tai nạn cho người không có thẩm quyền bước vào. Hệ thống chiếu sáng và CB nguồn khẩn cấp luôn được trang bị bên trong khu vực này.
sua chua thang may

Phòng máy với tủ điều khiển và máy kéo

Kết luận

Khi xây dựng hố thang máy, điều quan trọng là phải làm việc với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, những người có thể thiết kế và lắp đặt một hệ thống đáp ứng các quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành. Kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu thang máy làm việc cùng nhau để thiết kế và xây dựng hệ thống thang máy an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy. Với quy hoạch, thiết kế và xây dựng phù hợp, hố thang máy và hệ thống thang máy được lắp đặt có thể cung cấp giải pháp vận chuyển đáng tin cậy và thuận tiện cho các tòa nhà thuộc mọi quy mô và loại hình.

Để được hỗ trợ và tư vấn tốt hơn trước khi xây dựng hố thang thang máy tại địa chỉ dự án của mình, bạn hãy vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

Công ty TNHH Thang máy Việt Tiến

Địa chỉ: 63, Châu Thị Hoá (đường 198 Cao Lỗ cũ), P 4, Q 8, Tp.HCM

Web: https://sieuthithangmay.com/

Hotline: 0982.202827